Bài viết liên quan

Những điều nên biết về bản vẽ biện pháp thi công cọc khoan nhồi

Có thể nói, cọc khoan nhồi chính là nền móng đầu tiên của một công trình xây dựng. Đúng như tên gọi, cọc khoan nhồi nói theo cách đơn giản nhất chính là một chiếc cọc được khoan lắp dưới lòng đất nhờ khuôn và các loại máy móc hỗ trợ. Mục đích của cọc khoan nhồi là làm tăng độ bền của công trình trước những tác động của thiên nhiên như sụt lún, thiên tai, gió bão …, bởi vậy bước thi công cọc khoan nhồi là rất quan trọng đi cùng với đó việc chuẩn bị cũng như đọc hiểu bản vẽ biện pháp thi công cọc khoan nhồi là điều tối cần thiết của các kỹ sư xây dựng hiện nay. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về một bản vẽ thi công cọc khoan nhồi cụ thể.

Những điều nên biết về bản vẽ biện pháp thi công cọc khoan nhồi

Mô tả chi tiết về một bản vẽ biện pháp thi công cọc khoan nhồi.

Tất cả biện pháp thi công cọc khoan nhồi ở các vùng địa chất khác nhau đều phải trải qua các công đoạn như chuẩn bị, khoan tạo lỗ, hạ khung thép, đổ bê tông, rút vách ngăn… Để có cái nhìn tổng quan hơn về biện pháp này, chúng ta hãy tìm hiểu những vấn đề quan trọng có trong từng giai đoạn.

Công tác chuẩn bị: Để thực hiện được đầy đủ nội dung có trong bản vẽ biện pháp thi công cọc khoan nhồi chúng ta cần có sự chuẩn bị đầy đủ và chi tiết về mặt bằng, máy móc thiết bị và con người. Trong bước chuẩn bị này, việc định vị tim mốc và bố trí vị trí đặt hố dung dịch là hai việc cần có sự tỉ mỉ và cẩn thận, tuân thủ theo đúng các tiêu chuẩn trong TCVN và bản vẽ thiết kế. Bên cạnh đó, việc bảo dưỡng và vận hành thử máy khoan cũng là bước quan trọng không kém nhằm đảm bảo tiến độ sau này.

Xem thêm:   5 thiết kế mặt bằng phòng ngủ khách sạn được ưa chuộng nhất hiện nay

Biện pháp thi công cọc khoan nhồi: 

Những điều nên biết về bản vẽ biện pháp thi công cọc khoan nhồi
  • Định vị cọc: Ở bước này chúng ta cần bám sát vào bản vẽ thiết kế và địa hình thực tế trên công trường để định vị tim trục chuẩn nhất có thể.
  • Khoan tạo lỗ: Ở bước này, chúng ta cần kiểm tra độ thẳng thân dẫn hướng của cần khoan để đảm bảo lỗ khoan được thẳng, không nghiêng quá sai số cho phép. Dung dịch khoan bentonine phải được chuẩn bị đầy đủ và tập kết tại công trường, đảm bảo bổ sung đầy đủ trong suốt quá trình khoan. Trong khi khoan, cần thực hiện nghiêm túc các bước đo đạc, ghi chép cụ thể các số liệu trên thực tế để làm hồ sơ nghiệm thu và báo cáo, nếu có bất thường phải dừng khoan và tìm hướng giải quyết cụ thể. 
  • Kiểm tra địa tầng: Việc kiểm tra địa tầng trong biện pháp thi công cọc khoan nhồi nhằm phát hiện sớm những bất thường của địa chất so với hồ sơ khảo sát địa chất, với mục đích đảm bảo chất lượng tối ưu nhất cho cọc nhồi.
  • Kiểm tra độ sâu và vệ sinh hố khoan: Sau khi đã kiểm tra độ sâu của hố khoan đúng với độ sâu trong bản vẽ thiết kế, cần làm sạch hố khoan bằng cách bơm ngược bùn tự nhiên có trong hố cho đến khi không còn cặn lắng lẫn lộn là đạt yêu cầu tiêu chuẩn.
  • Công tác cốt thép: Ở bước này, chúng ta thực hiện gia công cốt thép theo đúng yêu cầu thiết kế, các đoạn thép cần kết nối chắc chắn, đảm bảo không bị tụt trong quá trình lắp hạ.
Những điều nên biết về bản vẽ biện pháp thi công cọc khoan nhồi
  • Tiếp tục xử lý cặn lắng và đổ bê tông: Sử dụng bê tông mac 250 và phải được đổ liên tục cho tới khi hoàn thành. Kiểm tra lại biện pháp giữ thành hố khoan nếu bê tông bị hao hụt quá mức cho phép >20%. Bê tông và các chất phụ gia phải được kiểm tra, thí nghiệm độ chặt, độ lún trước khi tiến hành đổ.
  • Kiểm tra và nghiệm thu: Khi đã hoàn thành các công việc trên, việc kiểm tra và nghiệm thu cọc khoan nhồi cũng là một bước rất quan trọng. Chúng ta cần kiểm tra đầy đủ và chi tiết về dung dịch khoan, lỗ khoan, lồng thép, bê tông và sức chịu tải của cọc đơn bằng các biện pháp cụ thể. Hồ sơ nghiệm thu được chuẩn bị, hoàn thành và có xác nhận của các bên liên quan.
  • An toàn lao động là vấn đề không thể thiếu trong mỗi bản vẽ biện pháp thi công: Máy móc, thiết bị, quy trình phải đảm bảo các tiêu chí về an toàn lao động, đảm bảo an toàn cho con người trong và ngoài dự án.
Xem thêm:   Đai ôm ống nước là gì và cách sử dụng ra sao?

Như vậy, những thông tin ở trên phần nào có thể cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về bản vẽ biện pháp thi công cọc khoan nhồi của một dự án xây dựng. Đồng thời cũng hy vọng bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của cọc nhồi, nền móng vững chắc cho một công trình bền bỉ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *