Bài viết liên quan

Một số biện pháp thi công tầng hầm nhà phố kỹ sư phải nắm rõ

Khi nói đến đào sâu khi thi công móng, chúng ta cần nghiên cứu, đánh giá về ưu điểm nhược điểm của từng phương pháp để lựa chọn biện pháp thi công tầng hầm nhà phố phù hợp với mặt bằng, địa chất công trình cũng như điều kiện kinh tế. Để tránh những sự cố đáng tiếc trong quá trình thi công như sụt lún đất móng dẫn đến nứt tường, sụt nền, nghiêng nhà và nghiêm trọng hơn là sập nhà bên cạnh.

Biện pháp thi công tầng hầm nhà phố áp dụng phương pháp cọc khoan nhồi

Đây là một trong các biện pháp thi công tầng hầm nhà phố được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Áp dụng phương pháp cọc khoan nhồi có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Chính vì thế, nếu bạn đang có ý định thi công tầng hầm nhà phố bằng phương pháp cọc khoan nhồi này thì nên nghiên cứu tìm hiểu và cân nhắc kỹ.

biện pháp thi công tầng hầm nhà phố

Ưu điểm

  • Dễ thực hiện trên mọi loại đất nền
  • Đảm bảo độ an toàn cao khi muốn thi công hầm sâu

Nhược điểm

  • Chi phí thi công tốn kém
  • Việc thi công mất nhiều thời gian
  • Do phải ổn định thành ống vách khi thực hiện khoan nhồi nên mặt bằng thi công lầy lội, nhiều bùn Bentonite

Biện pháp thi công tầng hầm nhà phố áp dụng phương pháp ép U thép 250-300mm

Ưu điểm

  • Có thể sử dụng lại khung thép chữ U 200 – 300 vòng vây sau khi đã đổ xong bê tông
  • Chi phí thuê nhân công thấp
  • Thiết bị thi công đơn giản, chi phí thấp.
  • Rút ngắn thời gian thi công 
  • Thích hợp thi công tại các khu vực đất mềm, đất bùn
Xem thêm:   Kích thước bồn nước 1000L của một số thương hiệu sản xuất nổi tiếng trong nước

Nhược điểm

  • Không thực hiện thi công được đối với các khu vực đất nền là đá ong cứng.

Biện pháp thi công tầng hầm nhà phố áp dụng phương pháp ép I thép 100-150mm

Ưu điểm

  • Chi phí thuê nhân công thấp
  • Rút ngắn thời gian thi công 
  • Thiết bị thi công đơn giản, chi phí thấp
  • Thích hợp áp dụng để thi công tại các khu vực đất nền cứng

Nhược điểm

  • Không thể tái sử dụng lại thép I hay thép tấm
  • Không áp dụng thi công được với các khu vực có đất nền yếu 

Biện pháp thi công bằng phương pháp đào đất trước rồi thi công nhà từ dưới lên

Đào đất trước sau đó thì công nhà từ dưới lên là phương pháp thi công tầng hầm nhà phố rất phổ biến hiện nay được áp dụng khi chiều sâu của hố đào không lớn, mặt bằng thi công rộng, thoáng.

Để thực hiện phương pháp này cần đào toàn bộ hố đến độ sâu đặt móng. Để xác định việc thực hiện đào hố bằng cơ giới hay thủ công cần dựa vào các yếu tố sau: độ sâu của hố đào, khối lượng đất cần đào, tình hình địa chất, khả năng cung cấp máy móc thiết bị hỗ trợ và nhân lực thi công.

biện pháp thi công tầng hầm nhà phố

Sau khi đã đào xong hố có thể tiếp tục việc thi công xây dựng nhà bình thường, bắt đầu từ dưới lên. Tuy nhiên, với biện pháp thi công tầng hầm nhà phố này có thể khiến cho hố đào thiếu tính ổn định lâu dài, xuất hiện tình trạng sụt lún xung quanh hố đào.

Để khắc phục tình trạng này người ta có thể sử dụng cừ tràm, cọc bê tông, cọc thép đóng thưa ghé thành ván hoặc phun vữa bê tông giữa 2 cọc, sau đó dùng cọc khoan nhồi khoan liền nhau tạo vách để gia cố.

Biện pháp thi công bằng phương pháp sử dụng tường chắn đất 

Trước khi thực hiện đào đất người ta tiến hành thi công phần tường bao quanh tầng hầm trước, sau đó mới tiến hành việc đào đất ở bên trong lòng tường bao này cho tới khi chạm tới đáy của tầng hầm. Đối với trường hợp nhà phố sử dụng là cọc khoan nhồi thì sẽ tiến hành đồng thời giữa thi công cọc khoan nhồi với thi công tường bao. Sau đó cũng mới tiến hành việc đào đất. 

Xem thêm:   Tìm hiểu quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng

Khi thực hiện phương pháp sử dụng tường chắn đất các đơn vị thực hiện thi công cần lựa chọn một trong các giải pháp sau để chống đỡ cho thành hố đào:

  • Sử dụng tường cừ barrette 
  • Sử dụng tường cừ cọc xi măng đất
  • Sử dụng tường cừ thép 

Vì lực tác dụng của đất lên tường bao rất lớn nên dù sử dụng tường cừ nào thì cũng cần phải đảm bảo tính ổn định của tường cừ.

Biện pháp thi công bằng phương pháp Top Down

Để khắc phục tình trạng thời gian thi công kéo dài, người ta áp dụng phương pháp Top Down tức là vừa thi công tầng hầm, vừa cùng lúc thi công phần thân nhà. Lấy mặt đất làm mốc vừa đi lên vừa tiến xuống, đó là tính chất của phương pháp Top-down.

biện pháp thi công tầng hầm nhà phố

Ưu điểm

  • Rút ngắn thời gian thi công 
  • Tiết kiệm chi phí thi công 

Nhược điểm

  • Phương pháp thi công này tương đối phức 
  • Không gian thi công chật hẹp việc sử dụng thiết bị cơ giới để đào đất bị hạn chế và gặp nhiều khó khăn.
  • Cần phải đảm bảo hệ thống thông gió và ánh sáng để quá trình thi công tiến hành thuận lợi

Lời kết 

Trên đây là các biện pháp thi công tầng hầm nhà phố được sử dụng phổ biến hiện nay và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, phương pháp nào cũng đều có ưu điểm và nhược điểm riêng bạn cần xem xét kỹ và đưa ra lựa chọn phù hợp với từng công trình khác nhau.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *