Brief là gì? Một doanh nghiệp khi thực hiện bất kỳ một chiến dịch Marketing hay một hoạt động nào đó thì bước đầu tiên chắc chắn phải làm đó là dựa một bản tóm tắt. Một bản Brief sẽ cho nhà quản trị biết doanh nghiệp mình cần làm những gì để xem xét rằng chiến lược có thực sự khả thi không. Vậy cách viết Brief như thế nào và nó có phải là chìa khóa thành công trong chiến dịch Marketing của doanh nghiệp hay không?
Brief là gì?
Brief là một tài liệu với những hướng dẫn để chạy các chiến dịch và dự án tiếp thị gửi từ khách hàng đến với công ty dịch vụ Marketing để thông báo phương án cần thực hiện và quy trình thực hiện nó.
Những tài liệu này được chia sẻ nội bộ trong công ty qua từng vị trí khác nhau như copywriters hay graphic designers, để mọi người có thể nắm rõ các nội dung mà khách hàng yêu cầu và đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng. Brief của bạn sẽ chứa những hướng dẫn và thông tin để đảm bảo rằng các dự án hay chiến dịch tiếp thị được đề xuất được thực hiện thành công.
Vai trò quan trọng của Brief trong Marketing
Brief được xem là một nền tảng vững chắc cho các bước của chiến dịch tiếp thị. Điều này nhằm đảm bảo rằng tất cả nhóm tham gia vào chiến dịch đều được cập nhật đầy đủ thông tin về tất cả các hoạt động đang diễn ra và những chiến lược sẽ được thực hiện.
Brief không chỉ là nền móng vững chắc của dự án quảng cáo mà nó còn có nhiều lợi ích khác như:
- Đặt ra mục tiêu rõ ràng cho chiến dịch tiếp thị của bạn.
- Đưa ra cột mốc thời gian rõ ràng để dễ dàng cho việc theo dõi.
- Giao trách nhiệm cho các thành viên tham gia hoặc các bên liên quan.
- Giúp mô tả mục đích của chiến lược tiếp thị cụ thể.
- Đưa ra phép so sánh sẽ giúp xác định sự thành công của chiến dịch.
- Xác định đối tượng và kết quả mong muốn của dự án hoặc chiến dịch.
Nói tóm lại, vai trò của Brief là gì? Một bản tóm tắt tiếp thị sẽ giúp mọi người cập nhật, làm rõ vai trò và mục tiêu, đồng thời loại bỏ khả năng xảy ra bất kỳ sự nhầm lẫn nào. Đó là lý do tại sao một bản Brief được định dạng tốt, có cấu trúc tốt lại có thể tạo nên hoặc phá vỡ một chiến dịch tiếp thị.
Các loại Brief phổ biến
Brief là một phương tiện giao tiếp trong chiến dịch quảng cáo để tất cả mọi người đều có thể nắm rõ các nội dung cần làm. Có 2 loại Brief chính thường được sử dụng đó là Communication Brief và Creative Brief.
Communication Brief là gì?
Communication Brief là bản Brief mà Client và bộ phận Account trong công ty Agency dùng để trao đổi các thông tin và tạo ra những chiến dịch quảng bá. Communication Brief sẽ được tạo dựa theo nguyên tắc 5W1H. 5W tượng trưng cho các câu hỏi lần lượt là What, When, Where, Why, Who và 1H là How.
Creative Brief
Creative Brief là gì? Nó là bản Brief trong nội bộ doanh nghiệp Agency do bộ phận Account viết, gửi cho bộ phận Creative Team để tóm tắt các nội dung. Cũng như truyền động lực, tạo nên nguồn cảm hứng để Creative Team có thể đưa ra nội dung một cách sáng tạo hơn và đầy đủ các yêu cầu của Client.
Những yếu tố cần thiết tạo nên một Brief là gì?
Cho dù là Communication Brief hay Creative Brief thì để tạo nên thành công, bạn cần ghi nhớ những nguyên tắc cơ bản giúp có được một bản Brief hoàn hảo và truyền đạt đầy đủ các thông tin cần thiết.
Brief ở dạng văn bản
Brief được thực hiện ở dạng văn bản là nguyên tắc cơ bản nhất. Ở dạng văn bản, người viết có thể trình bày ý tưởng một cách thoải mái nhưng vẫn đảm bảo rõ ràng và có hệ thống.
Điều này giúp người nhận Brief có thể dễ dàng đọc các ý tưởng và lưu trữ chúng. Brief ở dạng văn bản luôn nhận được sự đánh giá cao hơn của các công ty Agency khi gửi bản Brief xét duyệt.
Định dạng chuẩn xác
Brief được gửi đi cần phải có định dạng chuẩn xác để các Marketer nhanh chóng hiểu được và nắm rõ nội dung cốt lõi, xác định và ghi nhớ điều quan trọng. Các yếu tố giúp cho Brief hấp dẫn và sáng tạo sẽ được bổ sung sau đó trong quá trình làm các chiến dịch quảng cáo.
Đơn giản mà phải rõ ràng
Mục đích chính của Brief là gì? Chính là để người nhận Brief hiểu nhanh gọn đơn giản nội dung được truyền tải. Brief là bản tóm tắt nội dung nên đương nhiên nội dung cần được rút gọn mà vẫn phải đầy đủ ý đảm bảo Agency có thể nắm bắt được mấu chốt của văn bản.
Các thông tin chi tiết hay văn bản bổ sung nên được gửi đính kèm riêng để tránh Brief có quá nhiều nguồn thông tin làm chậm tiến độ công việc của cả hai bên.
Mục tiêu được trình bày logic
Mục đích của Brief là để truyền tải thông điệp mục tiêu của Client đến với Agency. Do đó , các mong muốn cần phải được trình bày một cách rõ ràng. Mục tiêu chung chung sẽ làm giảm tính truyền đạt thông tin và có thể dẫn đến các mâu thuẫn căng thẳng giữa Client với Agency do sự hiểu lầm thông tin của hai bên. Mục tiêu trong Brief nên bắt đầu luôn bằng động từ và không cần có chủ ngữ.
Mục tiêu cũng nên có số liệu và bối cảnh cụ thể để Agency có thể dựa vào đó mà đánh giá tính hiệu quả của chiến dịch Marketing, đặt ra tiêu chuẩn có thể dao động được.
Ngân sách đầy đủ
Client thường “ngại” khi đưa ra mức ngân sách cho các Agency. Một trong những lý do chính là nỗi sợ Agency sẽ chi quá mức cần thiết. Tuy nhiên, việc này chỉ đang ngăn cản sự hợp tác phát triển của cả đôi bên.
Các khách hàng nên đề cập ngân sách đầy đủ để Agency có thể đưa ra những định hướng ý tưởng phù hợp với ngân sách được đưa ra.
Bên cạnh đó, Agency cũng cần phải xây dựng lòng tin với khách hàng thông qua việc xây dựng chiến dịch phù hợp hiệu quả mà vẫn không vượt quá ngân sách cũng như chiến dịch vẫn đảm bảo được tính hiệu quả tốt nhất.
Kết luận
Khi đã hiểu được Brief là gì, bạn sẽ có nền tảng để lập ra chúng một đầy đủ, thu hút và hiệu quả hơn. Hy vọng rằng bài viết trên đây đã đem lại cho bạn những thông tin thực sự hữu ích, giúp bạn mang lại kết quả tuyệt vời trong những chiến dịch sắp tới, đạt được hiệu quả như mong muốn của doanh nghiệp.