Bài viết liên quan

Chuyển nhượng là gì? Tìm hiểu thêm về các thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Trong thời đại “đất chật người đông” như hiện nay, đất đai là một tài sản vô cùng có giá trị. Đó cũng chính là lý do khiến các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất diễn ra ngày càng nhiều. Vậy chuyển nhượng là gì? trình tự thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất như thế nào? Chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để có thêm những thông tin hữu ích nhé.

Chuyển nhượng là gì? Tìm hiểu thêm về các thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Chuyển nhượng là gì? 

Chuyển nhượng là một hình thức chuyển giao quyền sử dụng tài sản từ người này qua người khác. Trong quá trình này, người chuyển nhượng bàn giao tài sản cho người nhận và nhận lại số tiền hoặc hiện kim tương ứng với giá trị tài sản đó từ người được chuyển nhượng. 

Quá trình chuyển nhượng luôn luôn phải diễn ra theo các trình tự phù hợp với quy định của pháp luật, và được lưu trữ dưới dạng văn bản gọi là hợp đồng chuyển nhượng. 

Đối tượng của chuyển nhượng thường là quyền sử dụng đất đai, quyền sở hữu nhà ở, CTXD và các quyền gắn liền với quyền sử dụng đất đó.

Phân biệt hợp đồng chuyển nhượng và hợp đồng mua bán.

Chuyển nhượng là gì? Tìm hiểu thêm về các thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hiện nay, khá nhiều người đang có thắc mắc giữa hợp đồng chuyển nhượng và hợp đồng mua bán. Sau đây, chúng tôi sẽ làm rõ một số vấn đề của hai loại hợp đồng này để phân biệt chúng. 

Hợp đồng mua bán:

Hợp đồng mua bán là văn bản thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua, bên mua có trách nhiệm thanh toán tiền hoặc hiện kim tương ứng với giá trị tài sản đó.

Đối tượng của hợp đồng mua bán là các tài sản được phép giao dịch như nhà ở, chung cư, dịch vụ…

Hợp đồng chuyển nhượng:

Hợp đồng chuyển nhượng là văn bản thể hiện thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên chuyển nhượng (bên giao) có trách nhiệm chuyển giao quyền sử dụng tài sản cho bên được chuyển nhượng (bên nhận). Bên nhận tài sản có trách nhiệm thanh toán tiền hoặc hiện kim tương ứng với tài sản được chuyển nhượng cho bên giao.

Xem thêm:   Phá sản là gì? Nghị định hướng dẫn Luật phá sản 2014 đối với Quản tài viên

Đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng chủ yếu là quyền sử dụng đất. 

Điều 4 Luật đất đai 2013, quy định về hình thức sở hữu đất đai tại Việt Nam. Theo đó: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”. 

Theo đó, cá nhân, tổ chức tại Việt Nam không có quyền sở hữu đất, mà chỉ được Nhà Nước trao quyền sử dụng đất. Như vậy, văn bản chuyển giao quyền sử dụng đất được hiểu là các hợp đồng chuyển nhượng, thực hiện theo quy định Pháp luật.

Chuyển nhượng là gì? Tìm hiểu thêm về các thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một giao dịch có giá trị kinh tế lớn và tiềm ẩn nhiều rủi ro các tranh chấp về sau. Để hạn chế các nguy cơ thì việc chuyển nhượng phải được thực hiện theo đúng các yêu cầu về pháp luật.

Điều kiện chuyển nhượng

Điều 188 Luật đất đai năm 2013 quy định rõ về điều kiện về vấn đề chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai. Theo đó, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần đảm bảo các điểu kiện sau: 

  • Có giấy chứng nhận quyền sở hữu.
  • Đất không có tranh chấp.
  • Quyền sử dụng đất đang có thời hạn sử dụng.
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

Quá trình đăng ký chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được thực hiện tại các cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

Khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các bên cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện quy trình theo các bước như sau:

Chuẩn bị hồ sơ:

Người chuyển nhượng cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ như sau: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các loại giấy tờ tùy thân như: CMND, Sổ hộ khẩu, Giấy đăng ký kết hôn (Nếu độc thân cần giấy xác nhận tình trạng hôn nhân).

Người được chuyển nhượng cần chuẩn bị các loại giấy tờ tùy thân như: CMND, Sổ hộ khẩu, Giấy đăng ký kết hôn (Nếu độc thân cần giấy xác nhận tình trạng hôn nhân).

Xem thêm:   Trích lục là gì? Thủ tục xin cấp bản sao trích lục hộ tịch.

Các bên cung cấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được công chứng tại UBND cấp xã/ huyện theo đúng yêu cầu pháp luật. 

Nộp hồ sơ:

Sau khi chuẩn bị đủ các loại giấy tờ cần thiết. Các bên tiến hành nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc UBND cấp xã/ huyện. Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính để đối chiếu và 2 bản sao công chứng)
  • Bản sao công chứng các loại giấy tờ tùy thân của hai bên đã được chuẩn bị ở mục “chuẩn bị hồ sơ”.
  • Hợp đồng chuyển nhượng đã công chứng.
  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.
  • Tờ khai lệ phí trước bạ.
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân.
  • Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
  • Tờ khai đăng ký thuế.
  • Sơ đồ vị trí nhà đất.

Đối với các loại hồ sơ hợp lệ, kết quả được trả về không quá 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, và không quá 20 ngày đối với các xã thuộc vùng biển đảo, miền núi…

Đối với các loại hồ sơ không hợp lệ, trong thời gian tối đa không quá 3 ngày, cơ quan tiếp nhận phải có thông báo tới người nộp hồ sơ, hướng dẫn bổ sung hoàn chỉnh. 

Thực hiện nghĩa vụ thuế và các loại lệ phí khác:

Các loại chi phí liên quan quá trình chuyển nhượng bao gồm:

  • Thuế thu nhập cá nhân: Người chuyển nhượng chịu = 2% x giá chuyển nhượng.
  • Lệ phí trước bạ: Người được chuyển nhượng chịu = 0.5% x Giá tính lệ phí trước bạ trong đó giá tính lệ phí trước bạ đối với đất = Diện tích đất chịu lệ phí trước bạ (m2) x Giá một mét vuông đất (đồng/m2).
  • Các loại lệ phí khác: Lệ phí địa chính, lệ phí thẩm định..

Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được cấp sau tối đa 30 ngày làm việc kể từ khi nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

Trên đây là những thông tin để trả lời câu hỏi “chuyển nhượng là gì” và giải đáp thắc mắc về các thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các bạn. Hy vọng bài viết này sẽ có ích với bạn đọc trong các vấn đề cần giải quyết sau này. Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *