Hiện nay, tình trạng doanh nghiệp sản xuất thua lỗ dẫn đến phá sản là thông tin chúng ta thường thấy trên các trang tin tức đại chúng. Vậy, khi doanh nghiệp tuyên bố phá sản thì ai sẽ là người đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ của doanh nghiệp? Đó là lý do Luật phá sản được ban hành và áp dụng đối với tất cả doanh nghiệp trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam. Nghị định hướng dẫn luật phá sản 2014 số 22/2015/NĐ-CP đã quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản… Nội dung cụ thể như thế nào?
Phá sản là gì?
Khái niệm phá sản được quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014P. Theo đó, chúng ta có thể hiểu phá sản là tình trạng Doanh nghiệp hoặc Hợp tác xã mất khả năng thanh toán cho các chủ nợ và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Khi đó, tài sản còn lại của Doanh nghiệp/ Hợp tác xã được phân chia đều cho các chủ nợ theo quy định của Pháp luật.
Cũng theo Điều 4 Luật phá sản 2014, Doanh nghiệp/ Hợp tác xã mất khả năng thanh toán là các Doanh nghiệp/ Hợp tác xã không thanh toán hết các khoản nợ trong thời gian 3 tháng kể từ thời hạn thanh toán đã ký với các chủ nợ.
Những người sau đây có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phả sản:
- Chủ nợ của Doanh nghiệp/ Hợp tác xã: Chủ nợ không đảm bảo và chủ nợ có đảm bảo một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp/hợp tác xã. Điều kiện là trong thời gian 3 tháng kể từ thời hạn thanh toán mà con nợ không giải quyết được các khoản nợ theo hợp đồng đã ký kết.
- Người lao động/ công đoàn cơ sở/ công đoàn cấp trên quản lý công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Người đại diện pháp luật của Doanh nghiệp/ Hợp tác xã, chủ Doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch HDQT công ty CP… có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi Doanh nghiệp/ Hợp tác xã/ Công ty CP đó không có khả năng thanh toán các khoản nợ.
- Cổ đông/ nhóm cổ đông sở hữu từ 20% cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục 6 tháng, thành viên HTX hoặc người đại diện theo pháp luật của HTX có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của công ty cổ phần/ Hợp tác xã đó mất khả năng thanh toán.
Thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã theo Luật phá sản năm 2014.
Thủ tục phá sản Doanh nghiệp/ Hợp tác xã được thực hiện theo các bước sau:
- Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Hòa giải và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: Tòa án thông báo thụ lý sau 3 ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản từ người yêu cầu. Sau 30 ngày, Tòa án sẽ ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản dựa trên quá trình điều tra và thụ lý đơn yêu cầu.
- Ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản: Tòa án nhân dân ra thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản. Trong trường hợp mở thủ tục phá sản cần kiểm kê lại tài sản, lập danh sách chủ nợ và người mắc nợ, từ đó xác định nghĩa vụ tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản.
- Hội nghị chủ nợ và Triệu tập Hội nghị chủ nợ: Căn cứ vào kết quả của Hội nghị, Tòa án sẽ tiếp tục tiến hành các bước sau: Đình chỉ thủ tục mở phá sản khi DN / HTX không mất khả năng thanh toán. Nếu DN/ HTX đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh thì Tòa án chấm dứt quyền và nghĩa vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh. Bước cuối cùng là ra Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
- Thi hành Quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản: Ở bước này, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản thực hiện việc thanh lý tài sản và phân chia tài sản đó cho các chủ nợ theo quy định của Pháp luật.
Nghị định hướng dẫn Luật phá sản 2014 đối với Quản tài viên.
Theo Khoản 7 Điều 4 Luật Phá sản 2014, Quản tài viên là những người hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của Doanh nghiệp/ Hợp tác xã trong quá trình tuyên bố phá sản.
Nghị định số 22/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về Quản tài viên như: Nguyên tắc hành nghề, những hành vi bị nghiêm cấm, nguyên tắc cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên, cấp lại chứng chỉ hay thu hồi chứng chỉ Quản tài viên…
Theo đó, để được cấp chứng chỉ Quản tài viên, cá nhân phải là luật sư, kiểm toán, người có trình độ về cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên đối với lĩnh vực được đào tạo. Quản tài viên cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có đủ đức tính liêm khiết, chính trực, trung thực và khách quan.
Nghị định cũng quy định, Quảng tài viên bị nghiêm cấm có các hành vi sau:
- Cho thuê hoặc cho mượn chứng chỉ Quản tài viên của mình để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
- Gợi ý hoặc nhận bất cứ một khoản tiền hay nhận lợi ích vật chất từ những người tham gia thủ tục phá sản. Lợi dụng nhiệm vụ chức năng của mình để trục lợi của những người liên quan.
- Tiết lộ thông tin về tổ chức/ doanh nghiệp/ hợp tác xã mất khả năng thanh toán khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức/ doanh nghiệp/ hợp tác xã đó.
- Các hành vi khác sai phạm theo quy định Pháp luật và quy chế của Quản tài viên.
Nghị định hướng dẫn Luật phá sản 2014 số 22/2015/NĐ-CP cũng quy định một cách rõ ràng và chi tiết về thủ tục cấp mới, cấp lại và thu hồi chứng chỉ của Quản tài viên. Hy vọng bài chia sẻ vừa rồi mang đến thông tin hữu ích cho bạn. Hãy thường xuyên theo dõi trang để nhận được thông tin cập nhật sớm nhất và hữu ích nhất nhé.