Bài viết liên quan

Hồ sơ và thủ tục thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai theo luật đất đai 2013 tại UBND cấp xã

Tranh chấp đất đai là một trong những vấn đề phổ biến ở Việt Nam, xuất phát từ việc giá trị bất động sản ngày càng tăng và những điều không rõ ràng trong nhượng quyền sử dụng đất từ quá khứ. Hòa giải tranh chấp là phương pháp ôn hòa nhất, với mục đích đặt chủ thể con người ở 2 bên làm trọng tâm, nhằm đưa ra giải pháp một cách tích cực nhất, phù hợp về cả tình và lý. Điều này cũng giúp hạn chế một cách đáng kể những thiệt hại có thể xảy ra khi tranh chấp. Hiện nay, hòa giải tranh chấp đất đai đang được thực hiện theo luật đất đai ban hành năm 2013. Vậy, hồ sơ và thủ tục thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai theo luật đất đai 2013 như thế nào? 

Hồ sơ và thủ tục thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai theo luật đất đai 2013 tại UBND cấp xã.

Tranh chấp đất đai là gì?

Khái niệm về tranh chấp đất đai được quy định tại Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013. Theo đó, tranh chấp đất đai là sự tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong mối quan hệ đất đai. Có thể chúng ta đã từng đọc được tin tức về những vụ án hình sự hoặc chính trị nghiêm trọng xuất phát từ tranh chấp đất đai giữa những người trong gia đình, giữa cá nhân với tổ chức… Điều đó nói lên tính phức tạp và gay gắt của vấn đề tranh chấp đất đai nếu không được giải quyết kịp thời một cách hợp tình hợp lý.

Các dạng tranh chấp đất đai gồm có: 

  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất: Tranh chấp giữa các bên về quyền sử dụng hợp pháp một mảnh đất nào đó.
  • Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất: Dạng tranh chấp này thường xảy ra khi có giao kết các hợp đồng dân sự về quyền sử dụng đất.
  • Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: Đây là tranh chấp xảy ra khi người sở hữu sử dụng sai mục đích của đất theo quy định của Nhà Nước.

Theo Điều 203 Luật đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai sẽ được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã, sau đó nếu việc hòa giải bất thành sẽ được giải quyết bởi Tòa án nhân dân. 

Xem thêm:   Phá sản là gì? Nghị định hướng dẫn Luật phá sản 2014 đối với Quản tài viên

Hồ sơ và thủ tục thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai theo luật đất đai 2013 tại UBND cấp xã.

Hồ sơ và thủ tục thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai theo luật đất đai 2013 tại UBND cấp xã.

Hòa giải là thuyết phục các bên đang xảy ra tranh chấp để tìm ra phương án giải quyết ổn thỏa nhất thông qua sự tham gia của bên thứ 3. Hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013. Theo đó, chúng ta có thể hiểu về khái niệm này như sau: Hòa giải tranh chấp đất đai được khuyến khích thực hiện dựa trên cơ sở tự nguyện của hai bên. Trong trường hợp tranh chấp đất đai mà các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có tranh chấp để tiến hành hòa giải.

Như vậy, ở phạm vi cấp xã/phường, có 2 loại hòa giải tranh chấp đất đai đó là: Hòa giải tự nguyện và Hòa giải bắt buộc tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.

Hồ sơ thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã/phường/thị trấn nơi xảy ra tranh chấp.

Tòa án nhân dân tối cao quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP, theo đó: Đối với tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, tranh chấp về quyền sử dụng đất của vợ và chồng… thì không bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã.

Tuy nhiên, tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất là tranh chấp đất đai bắt buộc phải được hòa giải tại UBND cấp xã/phường/thị trấn. Đây là điều kiện để khởi kiện tại Tòa án nhân dân khi việc hòa giải không đạt được hiệu quả.

Hồ sơ thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã bao gồm: Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai do một hoặc các bên tham gia tranh chấp soạn thảo.

Hồ sơ và thủ tục thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai theo luật đất đai 2013 tại UBND cấp xã.

Trong đơn yêu cầu, người tranh chấp phải cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân của bản thân. Bên cạnh đó, người viết đơn cần nêu rõ vấn đề tranh chấp đất đai đang diễn ra với ai, ở địa chỉ nào. Nội dung của việc tranh chấp đất đai cần được trình bày một cách ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu. Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, có thể đính kèm cùng giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất hoặc các giấy tờ khác liên quan… 

Xem thêm:   Chuyển nhượng là gì? Tìm hiểu thêm về các thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai được nộp tại phòng giao dịch của UBND cấp xã/phường/thị trấn nơi xảy ra tranh chấp.

Thủ tục thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai theo luật đất đai 2013 tại UBND cấp xã.

Khi tiếp nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, UBND cấp xã có trách nhiệm thẩm tra, tìm hiểu nguyên nhân xảy ra tranh chấp, đồng thời thu thập giấy tờ và tài liệu có liên quan. Tiếp đến, thực hiện các nội dung sau:

  • Thành lập Hội đồng hòa giải bao gồm các thành phần: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND, đại diện Ủy ban MTTQ xã, Tổ trưởng TDP/Trưởng thôn, đại diện một số hộ dân sinh sống gần và biết rõ về quá trình sử dụng thửa đất đó, cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã…
  •  Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên liên quan: Ngoài thành viên Hội đồng hòa giải thì cuộc họp này bắt buộc phải có sự tham gia của 2 bên đang xảy ra tranh chấp.
  • Sau khi kết thúc cuộc họp hòa giải, kết quả phải được ghi lại bằng văn bản một cách rõ ràng và cụ thể. Biên bản họp cần có đầy đủ chữ ký của những người tham gia, đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Sau thời gian 10 ngày diễn ra hòa giải, nếu các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản có nội dung khác với biên bản hòa giải, thì phải tổ chức thêm cuộc họp hòa giải lần hai. 
  • Trường hợp hòa giải không thành thì UBND cấp xã có nhiệm vụ hướng dẫn người tham gia tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Trên đây là những thông tin về hồ sơ và thủ tục thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai theo luật đất đai 2013 tại UBND cấp xã. Tranh chấp đất đai nói riêng và tranh chấp tài sản nói chung là một vấn đề không ai mong muốn xảy ra. Hòa giải là phương pháp ôn hòa, nhẹ nhàng nhất mà chúng ta nên thực hiện để tìm ra được cách giải quyết vừa hợp tình vừa hợp lý. Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *