Bài viết liên quan

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG NGHỊ ĐỊNH 46/2015

Ngày 12 tháng 05 năm 2015, Chính phủ đã đề ra nghị định 46/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Trong đó nghị định này đã bổ sung thêm các điều khoản mới. Vậy trong nghị định 46/2015 cần lưu ý những điều gì? Trong nghị định này có điều gì mới mẻ? Theo dõi bài viết dưới đây cùng chúng tôi nhé

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG NGHỊ ĐỊNH 46/2015

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Nghị định 46/2015

Nghị định 46/2015 được ra đời vào ngày 12 tháng 05 năm 2015. Nó được dựa trên Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001, cùng Luật Xây dựng được thành lập ngày 18 tháng 6 năm 2014, kết hợp với Luật Đấu thầu được ra đời vào ngày 26 tháng 11 năm 2013 và căn cứ trên Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa ra đời ngày 21 tháng 11 năm 2007.

Trong nghị định hướng dẫn Luật Xây dựng về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng. Bên cạnh đó là những hướng dẫn về bảo trì công trình xây dựng và giải quyết khi xảy ra các sự cố  của công trình xây dựng. 

Đối tượng áp dụng của nghị định 46/2015 là những người quyết định đầu tư, hay là chủ đầu tư, hoặc là chủ sở hữu, bên cạnh đó còn có người quản lý và sử dụng công trình, đồng thời bao gồm cả nhà thầu trong nước và nhà thầu nước ngoài, cùng các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác QLCL và bảo trì CTXD.

Nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình xây dựng trong Nghị định 46/2015 

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG NGHỊ ĐỊNH 46/2015

Có 6 nguyên tắc chính được đề ra trong nghị định 46/2015:

  1. Các công trình xây dựng phải nhận sự kiểm soát chất lượng theo các quy định được đề ra trong Nghị định 46/2015. Công trình xây dựng cần đảm bảo an toàn cho người dân, tài sản và các công trình lân cận.
  2. Các hạng mục công trình và các công trình sau khi hoàn thành xong chỉ được phép sử dụng sau khi được nghiệm thu và bảo đảm yêu cầu của thiết kế về đáp ứng đủ các tiêu chuẩn đã đề ra trong hợp đồng và các quy định của pháp luật.
  3. Nhà thầu khi tham gia các hoạt động xây dựng công trình cần có đủ điều kiện và những năng lực kỹ thuật đáp ứng theo quy định của Nhà nước. Nhà thầu chính hay tổng thầu cần có biện pháp quản lý những chất lượng các công việc và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với công trình xây dựng đó.
  4. Đối với chủ đầu tư thì cần có trách nhiệm tổ chức và quản lý các công trình để phù hợp với hình thức đầu tư và thực hiện đầu tư theo những quy định của Nghị định 46/2015.
  5. Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn cần kiểm tra các công tác quản lý của các tổ chức, cá nhân khi tham gia xây dựng công trình sao cho đạt chất lượng cao nhất. Bên cạnh đó cần thẩm định chặt chẽ bản thiết kế của công trình. Đồng thời kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng sau khi hoàn thành và thành lập các  tổ chức thực hiện giám định chất lượng công trình xây dựng. 
  6. Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng đều chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành động của mình.
Xem thêm:   Chuyển nhượng là gì? Tìm hiểu thêm về các thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa chủ đầu tư và các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG NGHỊ ĐỊNH 46/2015

Trong Nghị định 46/2015 đã chỉ ra trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa chủ đầu tư và cá chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng. Trong đó có sự phân định trách nhiệm trong trường hợp giữa chủ đầu tư thành lập ban quản lý giám sát dự án đầu tư xây dựng. Trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý giám sát dự án, còn nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình.

Đầu tiên là trường hợp chủ đầu tư thành lập ban quản lý dự án đầu tư xây dựng:

  • Trong Nghị định chỉ ra chủ đầu tư được phép ủy quyền cho ban quản lý dự án thực hiện một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý chất lượng công trình xây dựng. Tuy nhiên chủ đầu tư cần phải chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về các công việc đã ủy quyền cho bên thứ hai là ban quản lý dự án thực hiện.
  • Đối với ban quản lý dự án khi được chủ đầu tư ủy quyền cần phải chịu trách nhiệm về công trình xây dựng trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ và quyền hạn được chủ đầu tư ủy quyền.
Xem thêm:   NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ THÔNG TƯ 23 VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN 

Thứ hai là trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình:

  • Trong Nghị định chỉ ra chủ đầu tư được quyền giao nhà thầu thực hiện một số trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc quản lý và giám sát chất lượng công trình xây dựng thông qua một hợp đồng, người ta gọi đó là hợp đồng xây dựng. Tuy nhiên, chủ đầu tư vẫn có trách nhiệm giám sát thực hiện hợp đồng xây dựng, xử lý các vấn đề liên quan xảy ra giữa nhà thầu tư vấn quản lý dự án với nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình hoặc với các nhà thầu khác và với chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện công trình xây dựng.

Ngoài ra Bộ Xây dựng cũng đã có những hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm của những những bên trong công trình xây dựng của chủ đầu tư. 

Trên đây là những thông tin về Nghị định 46/2015 về phạm vi, đối tượng áp dụng và 6 nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình được đề ra trong Nghị định này. Hy vọng bài viết sẽ đem đến cho người đọc những hiểu biết thêm về Nghị định 46/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *