Bài viết liên quan

Mẫu bản vẽ cad nhà cấp 4 mái thái tham khảo cho người sắp xây nhà

Bạn đang có ý định xây một ngôi nhà cấp 4 mái thái, bạn tìm hiểu và có nghe được thuật ngữ “ Bản vẽ cad ”. Bạn không hiểu cụm từ đó có nghĩa là gì, cũng như không hiểu được bản vẽ cad được dùng như thế nào, cần thiết ra sao. Vậy trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ trình bày về bản vẽ cad cũng như đưa ra một số bản vẽ cad nhà cấp 4 mái thái nhé!

Mẫu bản vẽ cad nhà cấp 4 mái thái tham khảo cho người sắp xây nhà

Trước hết, bản vẽ cad là gì?

Cad là gì?

CAD là từ viết tắt của một cụm từ tiếng Anh là: Computer Aided Design, dịch nghĩa là thiết kế mà có sự trợ giúp của máy tính.

Có thể hiểu một cách chung nhất CAD tức là sử dụng công nghệ máy tính trong quá trình phác thảo, lắp ráp, dựng mô hình 3D và xuất bản vẽ. Theo như phương pháp truyền thống thì các bản vẽ kỹ thuật sẽ được vẽ bằng tay. Công việc này cần đòi hỏi tốn rất nhiều công sức và thời gian, đặc biệt là cần thiết kế những chi tiết phức tạp. Vì vậy mà ngày nay sử dụng CAD đang được ưa chuộng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực mà không chỉ ở riêng trong lĩnh vực cơ khí sản xuất mà còn trong cả kiến trúc, xây dựng, thương mại, mỹ thuật, y học,… 

Một vài ưu nhược điểm của CAD và bản vẽ CAD

Vài ưu điểm của CAD và bản vẽ CAD

  • Giúp tạo và sửa lỗi dễ dàng hơn.
  • Có tính trực quan hơn vì có thể cho phép ta quan sát mô hình ở góc nhìn 3D và có thể quan sát với  rất nhiều cách khác nhau.
  • Giúp lưu và tái sử dụng các bản vẽ một cách dễ dàng hơn hẳn so với bằng đĩa cứng hay CD.
  • Có thể tăng độ chính xác. Do được vẽ bằng máy tính nên chắc chắn khi bản vẽ xuất ra sẽ chính xác hơn làm bằng tay rất nhiều.
  • Có thể lưu trữ thành cơ sở dữ liệu giúp để dễ dàng quản lý hơn. Đồng thời có thể chuyển thành  file mô hình dễ dàng hơn Internet.
  • Giúp giảm thiểu thời gian trao đổi thảo luận giữa các kỹ sư ở các khu vực địa lý khác nhau,tiết kiệm nhiều thời gian. Gửi hay nhận qua email chỉ mất vài giây.
  • Giúp việc phân tích hay mô phỏng và kiểm tra mô hình 3D được dễ dàng hơn.
  • Nhược điểm của CAD và bản vẽ CAD
  • Thời gian cần bỏ ra cũng như chi phí cho việc triển khai một hệ CAD là lớn.
  • Thời gian học tập và chi phí cho việc đào tạo người dùng CAD là tương đối lớn. Tuy nhiên, hiện nay nhờ có nguồn tài liệu phong phú đã có trên mạng Internet  và các trang diễn đàn thảo luận mở nên cũng có phần dễ dàng hơn đôi chút.
  • Tốn thêm chi phí lưu trữ và bảo trì cho phần mềm CAD
  • Thời gian và chi phí cần bỏ ra cho việc chuyển các bản vẽ cũ được vẽ bằng tay sang CAD cũng là không nhỏ.
Xem thêm:   Tìm hiểu quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng

CAD sẽ gồm 3 module chính như sau

  • Modeling – Module này giúp dựng mô hình 3D, nhưng trước khi có thể dựng được mô hình 3D chúng ta phải có vẽ phác thảo (Sketching) rồi mới dựng được mô hình 3D (bao gồm cả 3D solid và 3D surface).
  • Assembly – Module giúp lắp ráp các chi tiết đơn lẻ trở thành cụm chi tiết hoặc lắp ráp các cụm nhỏ trở thành cụm chi tiết lớn hơn.
  • Drafting – Module giúp xuất bản vẽ kỹ thuật hay còn được gọi là bản vẽ chế tạo với các thông tin chi tiết về mặt cắt cũng như một số thông tin yêu cầu kỹ thuật như độ cứng hay độ nhám bề mặt …

Nhà mái thái như thế nào?

Nhà mái thái là kiểu nhà được thiết kế theo kiến trúc tháp tầng, chủ yếu là kiểu 1 trệt 1 tầng. Các bộ phận được thể hiện trong thiết kế từ phần mái, mái che, cửa chính, cửa sổ,… tất cả đều thể hiện được nét kiến trúc Thái đặc trưng.

Mái nhà theo cấu trúc kiểu mái thái đang rất phổ biến trong các công trình kiến trúc hiện nay, đa số có ở những kiểu nhà 1,2,3 tầng đều sử dụng kiểu mái này. Cũng như chính tên gọi của nó, mái thái được xuất phát từ Thái Lan và du nhập sang nước ta, loại mái này có đặc điểm là có độ dốc khá lớn, ban đầu chủ yếu lợp bằng mái ngói Thái.

Xem thêm:   Khoảng cách khe lún được quy phạm là bao nhiêu trong tiêu chuẩn xây dựng?

Dần dần về sau người ta sáng tạo ra nhiều kiểu dáng khác nhau với đầy đủ các loại mẫu mã như ngói sóng lớn ngói sóng nhỏ hay mái giả đá,.. Phổ biến nhất chính là kiểu mái chữ A hay mái giật cấp mà có phần mái đua ra khỏi thân nhà, tạo hình  khối cho tổng thể ngôi nhà.

Tiếp theo chúng tôi sẽ đưa ra một vài bản vẽ thiết kế nhà cấp 4 mái thái 

Bản vẽ CAD của nhà cấp 4 mái thái có diện tích 10m x 16,5m

Phần mẫu phối cảnh của nhà cấp 4 mái thái đơn giản

Mẫu bản vẽ cad nhà cấp 4 mái thái tham khảo cho người sắp xây nhà

Bản mẫu phối cảnh nhà mái thái đơn giản với gam màu basic chủ đạo, vừa sang trọng lại vừa hiện đại, cá tính. Phần trước nhà có thêm hàng rào trang trí cũng như tăng tính an toàn cho ngôi nhà. 

Phần bản vẽ CAD kiến trúc ngôi nhà cấp 4 đơn giản mái thái

Phần file này cung cấp đầy đủ các bản vẽ CAD của phần mặt bằng nhà tại tầng 1, phần bản vẽ thiết kế mặt đứng của công trình qua các hướng, bản vẽ mặt cắt của phần mái nhà,…

Mẫu bản vẽ cad nhà cấp 4 mái thái tham khảo cho người sắp xây nhà

Phần kết cấu của bản vẽ CAD nhà cấp 4 mái thái

Mẫu bản vẽ cad nhà cấp 4 mái thái tham khảo cho người sắp xây nhà

File này bao gồm bản vẽ CAD kết cấu nhà cấp 4 mái thái, kết cấu của móng cột dầm sàn, kết cấu mái thái của ngôi nhà …

Bản vẽ CAD cơ cấu điện nhà cấp 4 mái thái 

Mẫu bản vẽ cad nhà cấp 4 mái thái tham khảo cho người sắp xây nhà

Mẫu bản vẽ cad nhà cấp 4 mái thái tham khảo cho người sắp xây nhà

File bản vẽ trên gồm cơ cấu chi tiết của hệ thống điện cũng như bản vẽ mặt bằng thoát nước của nhà cấp 4 mái thái.

Tóm lại 

Trên đây chính là toàn bộ những trình bày của chúng tôi về bản vẽ CAD cũng như một vài loại bản vẽ CAD nhà cấp 4 mái thái cơ bản.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *