Bài viết liên quan

Mẫu giấy cho đất viết tay và tính pháp lý

Đất đai là bất động sản đang ngày càng trở nên có giá trị bởi nhu cầu của con người thông qua các cuộc giao dịch mua bán và chuyển nhượng. Bởi vì nó là tài sản rất có giá trị, nên việc giao dịch thường được thực hiện một cách cẩn thận bằng các hợp đồng cho tăng, mua bán/ chuyển nhượng theo quy định Pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, giao dịch đó được đơn giản hóa bằng các Mẫu giấy cho đất viết tay. Vậy, cho tặng, chuyển nhượng/ mua bán đất bằng giấy viết tay có giá trị pháp lý và có bảo vệ quyền lợi của của 2 bên khi xảy ra tranh chấp được không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu điều đó qua bài viết sau đây nhé.

Mẫu giấy cho đất viết tay và tính pháp lý

Tặng/cho đất đai là gì?

Tặng/ cho đất đai là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về mối quan hệ đất đai. Theo đó, bên cho/ tặng đồng ý chuyển giao quyền sở hữu đất đai của một diện tích đất nào đó cho bên được tặng mà không cần kèm theo các khoản đền bù hay thanh toán. 

Tặng/ cho đất đai thường xảy ra khi bố mẹ chuyển giao cho con cái hoặc người có đất đai muốn tặng thửa đất của mình cho người khác (không phải mối quan hệ bố mẹ và con cái).

Trong trường hợp bố mẹ chuyển giao quyền sử dụng đất cho con cái sẽ có 2 cách để thực hiện, đó là tặng cho đất đai và thừa kế quyền sử dụng đất. Tuy mục đích của 2 phương pháp này là như nhau, nhưng về hình thức sang tên giấy chứng nhận quyền sở hữu đất lại khác. Việc sang tên giấy chứng nhận theo quyền thừa kế chỉ xảy ra sau khi ba mẹ chết thông qua di chúc hợp pháp hoặc theo quy định pháp luật. Trong khi sang tên giấy chứng nhận theo hình thức cho tặng đất diễn ra trong trường hợp ba mẹ còn sống và minh mẫn.

Xem thêm:   NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG NGHỊ ĐỊNH 46/2015

Tuy rằng việc cho tặng đất thường diễn ra đối với những người trong gia đình, có mối quan hệ ruột thịt, nhưng để tránh xảy ra tranh chấp chúng ta cần thực hiện việc này theo đúng các thủ tục pháp lý.

Thủ tục pháp lý để cho/ tặng đất.

Mẫu giấy cho đất viết tay và tính pháp lý

Muốn thực hiện việc cho tặng đất, cần đảm bảo những điều kiện sau:

  • Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Đất không có tranh chấp.
  • Quyề sử dụng đất đang trong thời hạn sử dụng.
  •  Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án

Thủ tục pháp lý để cho tặng đất diễn ra theo các bước sau:

Công chứng hợp đồng hoặc giấy cho đất viết tay: 

Hồ sơ công chứng bao gồm:

  • Mẫu giấy cho đất viết tay hoặc hợp đồng cho đất.
  • Bản sao giấy tờ tùy thân (CMND, sổ hộ khẩu) của các bên.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản sao).
  • Bản sao các giấy tờ có liên quan theo quy định pháp luật (giấy đăng ký kết hôn, ly hôn, chứng minh tài sản…)
  • Bản cam kết của các bên về đối tượng tặng cho là có thật.

Kê khai thuế thu nhập cá nhân, phí trước bạ:

Nếu việc cho tặng đất xảy ra giữa bố mẹ với con cái thì được miễn thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ.

Thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Để làm thủ tục sang tên giấy chứng nhận, người sử dụng đất cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Đơn đăng ký biến động theo biểu mẫu quy định của pháp luật.
  • Hợp đồng/ giấy viết tay cho tặng đất.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Văn bản chấp thuận của các thành viên trong gia đình về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết, các bên nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường, hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh.

Đối với hồ sơ hợp lệ, kết quả được trả về không quá 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, và không quá 20 ngày đối với các xã thuộc vùng biển đảo, miền núi…

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời gian tối đa không quá 3 ngày, cơ quan tiếp nhận phải có thông báo tới người nộp hồ sơ, hướng dẫn bổ sung hoàn chỉnh.

Xem thêm:   Thủ tục và phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai 

Mẫu giấy cho đất viết tay và tính pháp lý của nó.

Mẫu giấy cho đất viết tay và tính pháp lý

Mẫu giấy cho đất viết tay là một dạng văn bản thỏa thuận về vấn đề chuyển giao quyền sử dụng đất mà không kèm theo các khoản thanh toán hay đền bù. 

Tại Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 về tính pháp lý khi công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất loại hợp đồng/ giấy tờ chuyển nhượng: Theo đó, các loại hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, mua bán… quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đều phải được công chứng và chứng thực. Như vậy, nếu muốn việc cho tặng đất diễn ra theo đúng quy trình và đảm bảo tính pháp lý khi sang tên sổ đỏ thì giấy cho đất viết tay cần phải được công chứng. 

Việc công chứng được thực hiện tại văn phòng công chứng hoặc UBND cấp xã/huyện theo quy định của nhà nước.

Cách viết giấy cho đất.

Giấy cho đất viết tay được soạn thảo theo tư duy của mỗi cá nhân, tuy nhiên trong giấy cho đất chúng ta vẫn cần có đầy đủ các thông tin cần thiết:

  • Thông tin bên tặng cho và thông tin bên được tặng cho: Cần ghi rõ họ tên, số CMND, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ…
  • Thông tin tài sản tặng cho: Loại hình, vị trí, diện tích… theo thông tin trên sổ đỏ.
  • Thời điểm cho tặng đất.
  • Xác định nghĩa vụ nộp thuế và lệ phí liên quan.
  • Nêu rõ cách giửi quyết nếu trong tương lai có tranh chấp quyền sở hữu tài sản cho tặng trên.
  • Cam kết của các bên cho tặng đều hoàn toàn tự nguỵen.
  • Hai bên ký xác nhận và công chứng tại phòng công chứng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mẫu giấy cho đất viết tay khi đã được công chứng bởi cơ quan có thẩm quyền thì hoàn toàn có giá trị pháp lý trong quá trình sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hy vọng những thông tin chúng tôi đã cung cấp ở trên sẽ có tác dụng với bạn đọc trong những vấn đề về cho tặng đất và các hồ sơ pháp lý liên quan. Xin cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *