Quy trình thiết kế công trình xây dựng là một nội dung quan trọng, không thể thiếu đối với công tác thi công xây dựng hiện nay. Việc tuân các quy trình được xây dựng, giúp nhà thầu cũng như nhà đầu tư có thể theo dõi tiến độ tổng thể của công trình xây dựng. Từ đó có các biện pháp đốc thúc thi công, đảm bảo tiến độ đã cam kết.
Những tiêu chuẩn và yêu cầu cơ bản trong thiết kế công trình xây dựng
Hiện nay các công trình xây dựng đều được yêu cầu phải bảo thực hiện đúng theo nội dung của Điều 52 Nghị định Chính Phủ về quản lý và nâng cao chất lượng công trình xây dựng. Theo đó, một số yêu cầu và tiêu chuẩn cơ bản như sau:
– Bản thiết kế công trình cần phù hợp với quy định, đề án chung của tỉnh, thành phố. Thích hợp với các điều kiện tự nhiên, đảm bảo độ an toàn và bền vững sau khi hoàn thành công trình. Lưu ý, cần nhận được phê duyệt chính thức từ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
– Ngoài ra mỗi bản vẽ cũng cần lưu ý các nội dung liên quan đến phong tục tập quán và văn hóa của từng địa phương, khu vực xây dựng.
– Áp dụng các tiêu chuẩn kiến trúc cơ bản, quy định về bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ tại các văn bản pháp luật hiện hành. Ngoài ra cần đảm bảo công trình thiết kế an toàn, phù hợp với tiêu chuẩn dành riêng cho người bị tàn tật.
– Xây dựng nền móng công trình vững chắc, không bị biến dạng, lún nứt, phù hợp với tiêu chuẩn hoặc giới hạn pháp luật cho phép. Tránh gây ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình và tác động xấu đến những công trình lân cận.
– Đảm bảo tính đồng bộ cao khi thiết kế các khu chức năng trong công trình. Phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng.
– Giữ khoảng cách an toàn đối với những công trình xung quanh. Lưu ý sử dụng đầy đủ các vật dụng phòng chống cháy nổ, bảo hộ an toàn lao động cho công nhân trong quá trình thi công. Từ đó, giảm thiểu tối đa những rủi ro nếu có phát sinh.
Tìm hiểu quy trình thiết kế công trình xây dựng hiện nay
Quy trình thiết kế công trình xây dựng được trình bày trong các văn bản pháp luật hiện hành. Tuy nhiên trên thực tế, bạn cần dựa vào các điều kiện tự nhiên cũng như tiêu chuẩn riêng của nhà thầu để tạo bản vẽ thích hợp nhất.
Các quy định pháp luật liên quan đến thi công, thiết kế công trình
Điều 23 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc cai quản các dự án đầu tư và thi công, thiết kế đã nêu rõ các bước thiết kế thi công gồm:
– Bước 1: lên kế hoạch thiết kế tổng quan, sơ bộ.
– Bước 2: thiết kế cơ sở.
– Bước 3: Thiết kế kỹ thuật.
– Bước 4: Thiết kế bản vẽ xây dựng chi tiết, cụ thể.
– Bước 5: Bổ sung thêm các thiết kế phù hợp với thông lệ quốc tế hoặc những tiêu chuẩn mà chủ đầu tư dự án đưa ra.
Trình tự quy trình thiết kế công trình xây dựng trên thực tế
Những bước cơ bản để tạo bản vẽ thiết kế bao gồm:
– Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ phía chủ đầu tư
Trong bước này, bạn cần khai thác triệt để các nội dung mà nhà đầu tư cung cấp. Đảm bảo bản vẽ thiết kế phù hợp với yêu cầu. Tránh sai sót, trùng lặp và sửa chữa mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó cũng cần xem xét những yếu tố liên quan tới công trình như: giấy phép xây dựng; tiêu chuẩn thiết kế công trình tại khu vực đang có ý định xây dựng; mức độ tập trung của các công trình,…
– Bước 2: Lên kế hoạch sơ bộ để thiết kế mặt bằng kiến trúc
Khi đã tiếp nhận đầy đủ các thông tin từ chủ đầu tư, bạn cần lên phương án mặt bằng kiến trúc sơ bộ. Từ đó phác thảo mặt bằng kiến trúc đơn giản, trình nhà đầu tư xem xét.
– Bước 3: Chỉnh sửa thiết kế dựa trên yêu cầu và các bổ sung từ phía nhà đầu tư
Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình thiết kế công trình hiện nay. Sau khi đã nhận được phản hồi từ phía chủ đầu tư, bạn cần hiệu chỉnh các vị trí cần sửa trên bản vẽ thiết kế. Đảm bảo hoàn thiện bản vẽ một cách nhanh chóng, chính xác. Khi đã thống nhất được phương án cuối cuối, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng xây dựng.
Bước 4: Đề xuất mô hình thiết kế 3D
Với cấu trúc 3D hiện đại, bạn có thể theo dõi một cách chính xác các số liệu liên quan đến công trình. Từ đó hình dung sơ bộ các chi tiết khi đã hoàn thành. Bổ sung các nội dung liên quan đến nội và ngoại thất bên trong công trình xây dựng.
Bước 5: Triển khai, thực hiện trên thực tế các kết cấu kỹ thuật, phòng cháy chữa cháy.
Từ bản vẽ 3D, các chi tiết kỹ thuật, hệ thống điện nước sẽ được mô phỏng một cách chân thực. Giúp đơn vị thi công hoàn thiện nội thất và những bộ phận liên quan một cách nhanh chóng nhất. Đảm bảo tận dụng tối đa công năng của công trình và phù hợp với các tiêu chuẩn được quy định trong pháp luật.
Bước 6: Trình khách hàng ký duyệt và bàn giao bản vẽ thiết kế
Sau khi hoàn thiện bản vẽ thiết kế, bạn cần nhận được sự chấp thuận của khách hàng để bàn giao thiết kế công trình. Những yếu tố cần xem xét như: độ an toàn, công năng sử dụng, chất lượng bản vẽ,…
Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến quy trình thiết kế công trình xây dựng bạn cần nắm được trước khi bắt tay vào thiết kế bản vẽ. Đảm bảo đáp ứng nhu cầu của chủ đầu tư và phù hợp với quy định chung của pháp luật hiện hành.